Ngoài việc ăn cá, luyện tập trí nhớ... bạn còn có thể làm gì để cải thiện trí nhớ?

1. Kiểm tra thính lực

Một nghiên cứu của trường ĐH Brandeis-Mỹ cho thấy rằng những người nghe kém thường có biểu hiện là cố gắng hiểu và nhớ lại những gì họ vừa nói. Vì thế hãy kiểm tra thính lực 3 năm liên tiếp sau độ tuổi 50.

Brian Fligor- Giám đốc khoa chuẩn đoán thính học của bệnh viện Nhi Boston nói rằng ngăn ngừa bệnh thính giác kém bằng cách hãy vặn nhỏ volume khi nghe.

2. Giữ chỉ số cơ thể (BMI) dưới mức 25

Trong các bài kiểm tra về trí nhớ, những người có chỉ số cơ thể 20 thì nhớ được 9/16 từ, trong khi những người có chỉ số cơ thể là 30 (chỉ số bắt đầu của hiện tượng béo phì) thì chỉ nhớ được 7 từ.

Nếu như chỉ số cơ thể của bạn vượt qua con số 25 thì bạn nên giảm từ 5-7% trọng lượng cơ thể, cố gắng cắt giảm 250 calo mỗi ngày bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục.

3. Ăn salad mỗi ngày

Một nghiên cứu của trường ĐH Rush, những người hàng ngày ăn 3 bữa có rau trong 6 năm thì chỉ có 40% trong số họ có dấu hiệu về nhận thức kém, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ những người không thích ăn rau. Những người thích ăn rau trẻ hơn 5 tuổi so với độ tuổi của họ. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng ăn rau lá xanh có hiệu quả nhất vì chúng chứa nhiều vitamin E.

4. Luyện tập

Nếu như bạn đang già đi, các giác quan bắt đầu làm việc kém, việc chọn lọc và xử lý thông tin kém hơn, giảm sự linh hoạt, điều này sẽ ảnh hưởng tới vùng trí nhớ trong não. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã làm cuộc sát hạch như sau: những người tình nguyện được yêu lấy chính xác lá thư của họ trong một mớ thư lộn xộn trong khi có các tạp âm ồn ào trong phòng. Bật TV hoặc radio trong nhà, chơi ô chữ sẽ luyện cho bạn sự tập trung khi làm một việc gì đó mà không bị ảnh hưởng âm thanh của TV hoặc radio.

5. Ăn đa dạng các loại cá

Nghiên cứu của giáo sư A. David Smith khoa dược lý trường ĐH Oxford cho thấy acid béo omega 3 có lợi cho não nhất. Hàng tuần nên ăn hai món cá trở lên, nếu bạn thích ăn hải sản thì nên chọn những loại có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, sò....

6. Kiểm tra lượng đường trong máu

Giáo sư Elizabeth Barrett-Connor ở trường ĐH Californiavà giáo sư San Diego ở trường Dược nghiên cứu thấy rằng phụ nữ mắc bệnh mãn tính đường trong máu thì có nguy cơ suy giảm trí nhớ nhiều nhất vì ảnh hưởng tới não và các mạch máu dẫn truyền lên não. Hãy kiểm tra đường trong máu 01 lần/năm và giữ dưới mức 100 mg/dl. Mỗi ngày nên ăn từ 4-6 bữa nhỏ và đi bộ từ 30 phút trở lên.

7. Hãy như một đứa trẻ nhỏ

Những người tỉ mỉ, có tính tự giác và độc lập thì ít khi mắc bệnh về nhận thức (trí não chậm, thính giác kém, tư duy kém.....). Vì thế, giáo sư Brent Roberts khoa thể chất trường ĐH Illinois khuyên rằng nên dành ra 20 phút mỗi ngày để trang trí và lau chùi sạch sẽ ngôi nhà sẽ giúp não hoạt động linh hoạt hơn.

8. Ăn ít thực phẩm gây huyết áp cao

Một nghiên cứu từ năm 2007 của trường ĐH Columbia cho thấy những người bị tăng huyết áp chiếm 40% trong số những người bị suy yếu nhận thức.

Giáo sư Kritchevsky cho biết não sẽ teo lại theo tuổi tác là hiện tượng tự nhiên nhưng tăng huyết áp là một tiến trình có tác động. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên ăn các thực phẩm giàu canxi, như vậy sẽ làm giảm nguy cơ phát triển của tăng huyết áp.

Monday, September 28, 2009 Posted in | , | 0 Comments »

One Responses to "8 bước đơn giản cải thiện trí nhớ"

Write a comment