Vì những người vợ chấp nhận để chồng hành hạ, vì những người chồng cho mình quyền “dạy” vợ, vì những đứa trẻ ngây thơ vô tội hằng ngày chứng kiến cảnh bạo lực, vô hình chung đã nhận thức một cách sai lầm rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề trong gia đình (và cả ngoài xã hội). (Thuy Linh)

Có nên quay lại với người chồng cay nghiệt?

From: ThuyLinh Vu Pattyn

Sent: Wednesday, September 17, 2008 3:42 PM

Subject: Re: co nen quay lai voi nguoi chong cay nghiet

Thân gửi bạn Hong Thoan Pham,

Đọc những dòng tâm sự của bạn dành cho chị Hương khiến tôi có cảm giác nếu bạn không có được một người vợ tuyệt đối phục tùng, dạ dạ vâng vâng thì bạn cũng sẽ biến thành một người chồng như chồng cũ của chị Hương.

Bản thân tôi tin hôn nhân phải đặt trên nền tảng tôn trọng và bình đẳng.

Tôn trọng là cả người chồng lẫn người vợ phải biết tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau. Ngay cả khi có bất đồng, bất hòa thì cũng không có lý do gì có thể bào chữa cho việc đánh đập, nhục mạ nhau bằng những lời lẽ tục tĩu, hay lôi cả cha mẹ dòng họ ra mà chửi. Có thể chị Hương không phải là một người vợ tuyệt đối hoàn hảo, nhưng không lẽ vợ chồng không thể nhẹ nhàng góp ý cho nhau?

Bình đẳng là người chồng và người vợ cùng có trách nhiệm xây dựng gia đình, chăm sóc con cái và hơn hết là có quyền bày tỏ chính kiến của mình. Tôi thấy thật buồn cười khi nhiều người cho đến bây giờ vẫn dùng những chữ như “nghe/vâng lời chồng”, “không dám cãi lại chồng”, “dạy vợ”…

Bạn nói “bạn (chị Hương) biết chồng là người gia trưởng, ích kỷ... mà vẫn có thể bỏ qua, chấp nhận điều đó và tiến tới hôn nhân. Và nếu như bạn đã chấp nhận điều đó rồi thì ngay từ khi cuộc sống vợ chồng bắt đầu, bạn đã phải có sự cố gắng rất nhiều”. Xin thưa với bạn có rất nhiều phụ nữ Việt Nam tôi biết thường xuyên than phiền rằng khi hai đứa quen nhau thì anh ấy rất dịu dành, quan tâm, từ những món quà sinh nhật, lễ Valentine, ngày 8/3 đến những ngày kỷ niệm của hai đứa. Cưới xong rồi thì chồng cũng chẳng thèm đỡ dùm vợ dắt cái xe vô nhà.

Anh (và có lẽ rất nhiều đàn ông Việt Nam) muốn vợ mình phải chu toàn bản thân, phải cố gắng rất nhiều nếu không thì anh (và có lẽ rất nhiều đàn ông Việt Nam) sẽ “nổi khùng” và đánh đập, nhục mạ vợ, và nếu có như thế thì các bà vợ cũng nên xem xét lại bản thân, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Thế các anh có bao giờ tự hỏi bản thân mình đã hoàn thiện bản thân thế nào? Bằng cách trăng hoa, nhậu nhẹt, phó thác mọi công việc cho vợ, mong vợ phục tùng không chỉ bản thân mình mà cả gia đình?

Đọc những dòng tâm sự của chị Hương tôi thấy chị ấy chẳng có sai lầm gì nghiêm trọng ngoại trừ việc chị đã quá chịu đựng, quá nhu nhược để chồng chà đạp chị suốt một thời gian dài như thế.

Người ta có nói câu “được nước làm tới”, “được chân lân đầu”, những người vợ ngoan ngoãn, biết vâng lời chồng, đôi khi lại tạo điều kiện cho chồng mình quay lại chà đạp, hành hạ mình. Vì họ biết vợ mình không dám phản kháng, không dám cãi lại và sẽ chẳng có hệ quả to lớn nào xảy ra với họ (vì chồng dạy vợ là chuyện thường tình mà).

Thật tình mà nói, tôi không thể hiệu nổi tại sao phụ nữ chúng ta không biết tôn trọng bản thân mình, sao phải nhu nhược, chịu đựng, hy sinh đến thế? Để các con chị có cả mẹ lẫn cha? Các chị có nghĩ là ngay cả khi các chị ly hôn thì chồng chị vẫn là cha các con chị, và họ vẫn có trách nhiệm của một người cha. (Bản thân tôi tin rằng những người để con mình phải sống trong gia đình mà cha đánh đập nhục mạ mẹ thì chẳng thể làm một người cha tốt được).

Các chị có nghĩ tới những tổn thương (nặng nề) về mặt tinh thần nếu các con của các chị phải thường xuyên chứng kiến những cảnh tượng cha đánh đập, chửi bới mẹ? Các chị có biết tại sao tỷ lệ bạo lực gia đình ở các nước châu Á là rất cao và vẫn không thay đổi ngay cả khi chất lượng cuộc sống đã cải thiện nhiều?

Vì những người vợ chấp nhận để chồng hành hạ mình, vì những người chồng cho mình quyền “dạy” vợ, vì những đứa trẻ ngây thơ vô tội hằng ngày chứng kiến những cảnh bạo lực, vô hình chung đã nhận thức một cách sai lầm rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề trong gia đình (và cả ngoài xã hội). Với bé gái chúng sẽ sớm tin rằng mình phải ‘phục tùng, vâng lời” chồng, và những bé trai sẽ sớm tin rằng mình có quyền “dạy” vợ bằng bạo lực.

Chằng biết đến bao giờ xã hội ta mới có những gia đình mà vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Chẳng biết bao giờ xã hội ta mới coi “chuyện bình thường” là những câu chuyện người chồng cũng biết phụ vợ đi chợ nấu cơm, thay tã cho con, dọn dẹp nhà cửa… Chẳng biết bao giờ xã hội ta mới có những gia đình mà người chồng không trăng hoa, ngoại tình.

Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Có lẽ chúng ta sẽ có một xã hội như thế, một ngày mà những người như chị Hương biết đứng lên bảo vệ bản thân mình? Những người như bạn Hong Thoan Pham thôi không mong một người vợ hoàn hảo?

Thân mến,

Theo VNExpress

Sunday, September 27, 2009 Posted in | , | 0 Comments »

One Responses to "Bạo lực gia đình xuất phát từ thái độ cam chịu của phụ nữ"

Write a comment